Xây dựng thương hiệu (Branding) là việc nhất định phải làm trong Marketing, dù bạn là Doanh nghiệp hay Cá nhân. Thương hiệu tạo ra sự khác biệt. Giúp tạo nên dấu ấn lâu dài trong tâm trí khách hàng. Quy trình xây dựng thương hiệu khi làm Marketing như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Minh Tâm Media xin chia sẻ đến các bạn 7 bước chiến lược xây dựng một thương hiệu bền vững.

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu hay còn gọi là thị trường mục tiêu. Đây là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp của bạn hướng tới. Nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Có thể sẵn sàng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ để có thể đáp ứng nhu cầu của bản thân.

Các bạn có thể xác định khách hàng mục tiêu qua 5 câu hỏi W sau đây:

  1. Who: Ai là người mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn? Hãy xác định khách hàng mục tiêu của mình dựa theo các tiêu chí như: Giới tính, độ tuổi,…
  2. What: Khách hàng muốn điều gì ở sản phẩm, dịch vụ của bạn?
  3. Why: Vì sao họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn? Họ mua để làm gì?
  4. Where: Họ ở đâu? Mức thu nhập của họ? Bạn có thể xác định dựa trên: vị trí địa lý, mức thu nhập, sở thích, nhu cầu, hành vi tiêu dùng,…
  5. When: Họ mua sản phẩm, dịch vụ của bạn khi nào?

Nếu bạn từng chạy Quảng cáo Facebook. Chắc hẳn các bạn sẽ hình dung ra những câu hỏi này khi Target quảng cáo. Các bạn chỉ cần lưu lại thông tin đó. Phân tích sâu thêm với các câu hỏi mình vừa đưa ra, để đi sâu, làm rõ hơn đối tượng khách hàng mục tiêu.

Bước 2: Xác định vị thế cạnh tranh của các thương hiệu trên thị trường

Quy trình xây dựng thương hiệu, bên cạnh việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng mục tiêu, bạn cũng nên nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình. “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Bạn càng hiểu rõ được đối thủ. Sẽ càng tìm ra được điểm khác biệt giúp bạn đánh bại họ. Hãy phân tích các đối thủ trực tiếp của bạn. Tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ để có “phương pháp” đúng đắn nhất.

Để phân tích đối thủ, bạn phải trả lời được 4 câu hỏi:

  1. Thông điệp mà đối thủ truyền thông, gửi gắm đến khách hàng là gì?
  2. Chất lượng sản phẩm/dịch vụ của họ như thế nào?
  3. Điểm đặc biệt trong sản phẩm/dịch vụ của họ là gì?
  4. Phản hồi của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ?

Bạn không được sao chép nguyên si đối thủ. Điều chúng ta cần làm là tìm điểm khác biệt để đánh bại họ. Làm khác họ đi. Điểm khác biệt này sẽ trở thành dấu ấn trong mắt khách hàng của bạn.

Bước 3: Xác định xu hướng và cơ hội trên thị trường

Xu hướng của thị trường (Market Trend) là việc thay đổi, di chuyển hướng đi của thị trường. Đối với mỗi ngành hàng, mỗi loại hình dịch vụ lại có những xu hướng khác nhau. Nếu bạn cứ đi theo mãi một hướng đi, sớm muộn bạn cũng sẽ bị lỗi thời, bị thị trường đẩy lại ở phía sau.

Bước 4: Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu

Hệ thống giá trị cốt lõi (Core Value) là những yếu tố thiết yếu và lâu dài. Đây là bộ quy tắc hướng dẫn chi tiết, định hướng hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp. Từ cách các bạn xây dựng văn hóa doanh nghiệp đến xây dựng bộ ứng xử, cách chăm sóc khách hàng.

Bước 5: Xây dựng định vị thương hiệu

Xây dựng định vị thương hiệu là bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng thương hiệu bền vững. Định vị thương hiệu là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới khi nhắc đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Việc này tạo nên vị thế khác biệt giữa doanh nghiệp của bạn so với các đối thủ trên thị trường.

Bạn có thể định vị thương hiệu dựa trên 9 chiến lược sau:

  1. Định vị thương hiệu dựa vào chất lượng sản phẩm / dịch vụ.
  2. Định vị dựa vào giá trị khách hàng nhận được khi bỏ ra số tiền đó.
  3. Định vị dựa vào tính năng. Ví dụ Iphone, nhắc đến iphone ai cũng nghĩ tính năng vượt trội, đi đầu trong các dòng smart phone.
  4. Định vị dựa vào mối quan hệ. Tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng.
  5. Định vị dựa vào khả năng khơi gợi lên ước mong của khách hàng. Điều này sẽ tạo ra động lực cho khách hàng, để sản phẩm / dịch vụ của mình trở thành thứ khách hàng ao ước.
  6. Định vị dựa vào vấn đề/ giải pháp: Thương hiệu của bạn sẽ giải quyết được những vấn đề của khách hàng. Ví dụ: Unilever với 1 loạt các dòng sản phẩm bột giặt Omo quảng cáo giải quyết vấn đề đánh tan vết bẩn khi trẻ em chơi đùa vv. Đó gọi là giải pháp.
  7. Định vị dựa vào đối thủ: Nổi bật nhất là các chiến dịch quảng cáo giữa Cocacola và Pepsi, hay Ovaltine và Milo. So sánh bản thân với đối thủ.
  8. Định vị dựa vào cảm xúc. Ví dụ: Bitis Nâng niu bàn chân việt, nghe đã cảm thấy êm ái. Hay Cười lên Việt Nam ơi của Colgate.
  9. Định vị dựa vào công dụng của sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ Sơn Nippon: Sơn Nippon sơn đâu cũng đẹp. Dulux là hãng có doanh số phủ khắp thế giới vì nó là 1 hãng rất lớn, kể cả châu âu cũng sử dụng Dulux đây là 1 hãng rất lớn và lâu đời. Nippon sinh sau đẻ muộn, nằm phân khúc thấp hơn. Nhưng ai ai khi nhắc tới sơn cũng thuộc lòng câu “Nippon sơn đâu cũng đẹp”. Như vậy là họ đã thắng các hãng cùng phân khúc.

Bước 6: Xây dựng nhận diện thương hiệu

Xây dựng nhận diện thương hiệu là việc cá biệt hóa, cá nhân hóa thương hiệu của bạn. Khiến nó chẳng giống ai, tạo ấn tượng đầu tiên đối với khách hàng. Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp. Hãy cá biệt hóa thương hiệu của mình bằng cách xây dựng tính cách, hình mẫu cho doanh nghiệp của bạn thông qua: Tên thương hiệu, logo, biểu tượng, nhạc hiệu, khẩu hiệu, thông điệp,…

Khi thiết kế nhận diện thương hiệu, bạn nên cân nhắc tới 5 yếu tố vô cùng quan trọng sau:

  1. Dễ nhớ
  2. Có ý nghĩa
  3. Dễ chuyển đổi
  4. Dễ thích nghi
  5. Dễ bảo hộ

Bước 7: Quản trị thương hiệu

Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng thương hiệu chiến lược. Quản trị thương hiệu là việc duy trì vị thế, hình ảnh của mình trên thị trường. Một thương hiệu dù tầm cỡ đến mức nào, nếu không có chiến lược quản trị thương hiệu thì hình ảnh sẽ mờ nhạt dần, mất dần niềm tin từ khách hàng. Đặc biệt, thị trường phát triển, cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, quản trị thương hiệu là điều doanh nghiệp của bạn nhất định phải làm nếu muốn sống sót.

Lời kết: Qua 7 bước chiến lược quy trình xây dựng thương hiệu bền vững được chia sẻ trên đây. Minh Tâm Media hy vọng đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quát hơn về cách xây dựng một thương hiệu đạt hiệu quả tốt nhất. Chúc các bạn sớm thành công với thương hiệu riêng của mình! Hy vọng các bạn sẽ tiếp tục ủng hộ và theo dõi các bài viết tiếp theo của Minh Tâm Media.

Đánh giá