Hoạt động trong lĩnh vực Marketing, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến Content Marketing. Tuy nhiên, nếu bạn là người mới, đang trong quá trình khám phá. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn khái niệm Content là gì? Định nghĩa Content Marketing là gì chính xác nhất.
Mục lục nội dung
Content là gì?
Content dịch sang tiếng Việt nghĩa là Nội dung. Tuy nhiên nó không phải đơn giản chỉ là câu chữ trong một bài viết bình thường.
Bill Gates từng nói một câu nổi tiếng khắp thế giới, đặc biệt là lĩnh vực Marketing: “Content is King”. Content là toàn bộ nội dung có trên website, mạng xã hội, các kênh truyền thông (bao gồm cả video, hình ảnh, text, infographic, …) có thể nhìn thấy trực tiếp bởi người dùng.
Content Marketing là gì?
Content Marketing là tiếp thị nội dung. Là công việc tạo ra, phân phối các nội dung có giá trị nhất quán, phù hợp cho mục đích truyền thông thương hiệu, thúc đẩy hành vi của người dùng trở thành khách hàng, thúc đẩy tăng doanh số, thị phần, độ phủ cho sản phẩm, dịch vụ.
Thay vì quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ. Content Marketing cung cấp những nội dung hữu ích. Có ý nghĩa đối với khách hàng tiềm năng và khách hàng. Từ đó giúp họ giải quyết các vấn đề mà họ đang gặp phải.
Content Marketing được đánh giá là một trong những chiến lược Digital Marketing cực kỳ hiệu quả và chưa bao giờ được xem là lỗi thời.
Sự khác nhau của Content thông thường và Content Marketing là gì?
Bạn có thể quay trở lại, đọc định nghĩa Content Marketing thêm một lần. Tuy nhiên hãy loại bỏ phần “mục đích và giá trị”. Đó chính là sự khác biệt giữa Content thông thường và Content Marketing (tiếp thị nội dung).
Những công việc của Content Marketing
Từ định nghĩa Content Marketing là gì. Chúng ta sẽ nhận thấy làm Content Marketing sẽ bao gồm những công việc sau đây:
1. Tạo ra content (Nội dung): Có khoảng 15 định dạng content khác nhau. Bao gồm bài viết, hình ảnh, video, âm thanh, inforgraphic, dvd, ebook, slideshare, quotes, quizze, polls…
2. Phân phối nội dung: Nếu như tạo ra content hay là 1 nửa hành trình. Thì nửa còn lại cực nhọc hơn là phân phối content đó lên các kênh phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu.
3. Làm ra Content hay là content có giá trị. Giá trị đó bao gồm: Giá trị kiến thức. Giá trị thông tin. Giá trị sản phẩm. Giá trị cảm xúc.
4. Làm content phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu. Không có content nào hay với mọi đối tượng. Ví dụ: Bạn copy 1 bài viết ngàn share từ 1 KoL. Những bài viết của bạn like lủng lèo tèo. Đó 1 phần do không phù hợp với đối tượng trong Friendlist của bạn.
Do vậy để làm content hay, bạn cần phải hiểu cái hay này dưới góc nhìn của khách hàng. Muốn vậy bạn bắt buộc phải nắm bắt được tâm lý hành vi của họ.
5. Content phải nhất quán với phong cách thương hiệu và thông điệp định vị khách hàng.
Những hình thức làm Content Marketing
1. Branded Content hay Content Branding
Là việc dùng Content (nội dung) để xây dựng thương hiệu. Với mục tiêu xây dựng thương hiệu, bạn nên tập trung vào việc tạo ra các nội dung mang tính chất giải trí hoặc giáo dục khách hàng. Hay những loại content mang tính kỹ thuật chuyên sâu nhất quán với thông điệp của thương hiệu. Từ đó người đọc sẽ có cảm tình, tin tưởng hơn với thương hiệu.
Giai đoạn này, bạn có thể kể các câu chuyện liên quan đến việc tại sao bạn lại lựa chọn kinh doanh ngành nghề/sản phẩm này? Tên thương hiệu của bạn có ý nghĩa gì? Quá trình phát triển sản phẩm dịch vụ gặp khó khăn vướng mắc ra sao? Bạn đã nỗ lực vượt qua nó như nào? Khách hàng sau khi dùng sản phẩm dịch vụ của bạn họ đã có những thay đổi tích cực nào?
Bản chất của bất kỳ 1 thương hiệu nào, ra đời cũng để giúp đỡ nhóm khách hàng mục tiêu đi từ điểm A đến điểm B. Trong đó A là trạng thái hiện tại nơi mà khách hàng đang gặp nhiều vấn đề. Còn B là trạng thái vấn đề được giải quyết tốt nhất. Ai mà chẳng gặp vấn đề trong cuộc sống cơ chứ. Và họ luôn mong cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn. Đó là lý do thương hiệu của bạn ra đời đó. Hãy cho khách hàng của bạn hiểu điều này nhé.
2. Thought leader
Content tạo ra để khách hàng có cảm nhận thương hiệu là tiên phong trong 1 lĩnh vực, ngành nghề nào đó.
3. Lead Generator
Content tạo ra lead (ví dụ ebook, video…) hoặc các content hữu ích dạng how to
4. Lead Nurturer
Có lead rồi nhưng chưa bán hàng được. Lúc này cần phải có content nuôi dưỡng để khách hàng yêu mến, tin tưởng hơn.
5. Social content
Là những loại content dạng câu view, câu like, tăng tương tác để hút người xem có hành động chuyển đổi nào đó. Ví dụ tặng tài liệu, tặng video khóa học, tặng quà gì đó rồi yêu cầu người xem bấm vào link đăng ký, chia sẻ bài viết, tag thêm bạn …
6. Sales Content
Bạn có thể sử dụng với nhiều mục đích, lợi ích để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, hay sử dụng dịch vụ. Nói lên việc khách hàng sẽ bị thiệt thòi gì nếu không mua ngay. Có ưu đãi, tạo khan hiếm, kêu gọi hành động. Content for sales là loại có nhiều công thức và cách làm nhất. Bởi nó tạo ra kết quả trực tiếp. Vì vậy được rất nhiều các anh chị làm content chú ý. Tuy nhiên, nếu chỉ nhăm nhe bán hàng, sớm muộn các kênh truyền thông của bạn cũng mất dần tương tác. Trừ khi …
Sales content có 2 dạng tiếp cận:
- Là tận dụng mọi lợi ích, logic để thuyết phục khách hàng tại sao nên mua sản phẩm, dịch vụ này. Tại sao nên mua của tôi. Có khoảng 28 công thức viết bài dạng này.
- Là đánh vào cảm xúc của khách hàng. Cách tốt nhất để làm content dạng này chính là storytelling (kể 1 câu chuyện thực sự lôi cuốn). Muốn kể chuyện, bạn cần hiểu tâm lý hành vi. Biết được các lớp tâm lý của các đối tượng, từ đó kể các câu chuyện phù hợp. Có khoảng 36 cốt chuyện để kể có thể bẻ gãy gần như mọi kháng cự về mặt lý trí của khách hàng nếu ta làm thành thạo.
Khi làm content for sales cần lưu ý 2 thứ:
- Là thông tin cần phải được truyền tải theo đúng cấu trúc thì mới thành thông điệp bán hàng.
- Thông điệp cần phải được lặp lại với tần suất nhất định mới có giá trị khiến khách hàng tin tưởng mua.
Đó là lý do các ông lớn thường chi rất nhiều tiền để lặp đi lặp lại thông điệp (Kangaroo, điện máy xanh, sunhouse…)
Làm Content Marketing viết thế nào cho hay?
1. Định tính
Content hay là content khiến người khác đọc 1 mạch đến cuối bài.
Đây là kỹ thuật “chiếc cầu trượt” trong cuốn “Khiêu vũ cùng ngòi bút”: “Hãy để độc giả bị cuốn vào việc đọc toàn bộ nội dung quảng cáo không thể ngừng lại cho đến khi đã đọc hết nội dung như thể tuột xuống 1 chiếc cầu trượt“
Như vậy nhiệm vụ của tiêu đề là để độc giả nhìn thấy và đọc câu tiếp theo.
Nhiệm vụ của câu thứ nhất là khiến độc giả đọc câu tiếp theo..
Nhiệm vụ của câu thứ 2 là để đọc câu tiếp theo..
Và cuối cùng họ đọc hết bài trôi tuột như trên chiếc cầu trượt.
2. Định lượng
Mức độ hay của bài viết = (Số comment + số inbox + số share) / Like.
Trong đó số comment là số người comment (ko tính bạn rep). Nhìn bằng máy tính sẽ đếm được đúng số lượng.
Nếu mức độ hay từ 15%. Thì được đánh giá là trung bình hay. Nếu từ 20% thì khá hay. Từ 25% là hay. Từ 30% là vãi hay.
Nếu ai thắc mắc tại sao ko tính theo tổng số tương tác mà lại theo công thức này thì comment mình giải thích nhé.
3. Viết Content thế nào cho lôi cuốn
Bước 1: Chọn chủ đề và tìm ý tưởng để viết. Mới làm thì khó. Nhưng có công thức để tạo ra 1001 ý tưởng. Cái này khó mà ko khó.
Bước 2: Nghĩ gì viết nấy. Viết bằng cảm xúc. Đừng dừng lại để sửa bất kì chữ nào.
Bước 3. Chỉnh sửa bằng 5 nguyên tắc (có thể nhiều hơn)
Nguyên tắc 1: Mượt hóa bài viết
– Đọc lại và xem câu nào, từ nào lảm nhảm thì xóa đi. Từ nào khó hiểu thì viết lại cho dễ hiểu.
– Nếu có từ chuyên ngành thì cần phải giải thích, thay thế bằng các từ dễ hiểu, gần gũi.
– Nếu câu chữ đang khô cứng quá thì sửa cho mềm mỏng hơn.
– Chỉnh sửa chính tả cho đúng.
– Dài quá thì dùng kỹ thuật nhổ cỏ. Chia nhỏ thành từng phần.
Nguyên tắc 2. Tạo giá trị cho bài viết
– Bài có cung cấp kiến thức gì mới mẻ, hay ho cho người đọc hay không? Nếu chưa thì thêm vào.
– Bài có gì vui vẻ, hài hước, giải trí không? Nếu chưa thì thêm vào
– Bài có mang lại cho độc giả cảm xúc nào không? 8 loại cảm xúc và mỗi loại có 3 cấp độ. Tổng thể 24 loại cảm xúc. Nếu chưa thì thêm vào.
– Bài có thông điệp về giá trị sản phẩm hay chưa (Đặc tính, lợi ích, khác biệt, giải pháp, định vị..). Nếu chưa thì thêm vào.
Nguyên tắc 3: CTA (Call to action) – Kêu gọi hành động tinh tế.
Mua ngay đi. Đăng ký ngay. Share ngay đi. Dễ khiến độc giả chạy ngay đi. Vì nhàm chán quá (do ai cũng học theo công thức và làm nguyên si)
Nguyên tắc 4. Post đúng giờ – Chọn đúng kênh
Lựa đúng chủ đề theo đúng cảm xúc độc giả theo các ngày trong tuần.
Nguyên tắc 5. Đo lường
Mức độ hay của bài viết sau khi đăng tải và đối tượng tương tác có đúng là nhóm khách hàng mục tiêu hay ko, để chỉnh sửa và hoàn thiện.
Bước 4: Hành động
Viết ngay, viết luôn & duy trì thói quen viết đều đặn.
Đi rồi sẽ đến. Ở đâu có í chí. Ở đó có con đường. No action No result
Kết luận
Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết này. Bạn đọc đã phần nào hiểu rõ hơn khái niệm Content cũng như Content Marketing là gì. Những công việc, yêu cầu trong công việc, hình thức triển khai Content Marketing sao cho phù hợp. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào. Hãy để lại bình luận. Mình sẽ cố gắng giải đáp đầy đủ và cụ thể hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết.