Hiện nay, nhu cầu SEO Website của các doanh nghiệp đang tăng cao, tuy nhiên khi bản thân chưa có nhiều kiến thức về chuyên ngành này, nhiều doanh nghiệp sẽ lựa chọn một đơn vị SEO uy tín để hợp tác lâu dài. Vì thế hôm nay, bài viết này mình xin chia sẻ cách tính ngân sách dự án SEO giúp các cá nhân, doanh nghiệp có thể hiểu đúng và dễ dàng chọn lựa cho mình giải pháp phù hợp nhất. Bên cạnh đó, các bạn Agency cũng có thể tham khảo để đưa ra cách thức tính toán ngân sách phù hợp hơn, trước khi báo giá với khách hàng.

1. Quy trình tính toán ngân sách dự án SEO

Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới ngân sách của dự án SEO:

  • Bộ TỪ KHÓA: Bộ từ khóa càng cạnh tranh, ngân sách sẽ càng cao và ngược lại.

Yếu tố tạo nên ngân sách của dự án SEO:

  • NGUỒN LỰC: Chuyên viên kỹ thuật SEO, sáng tạo nội dung Content, booking bài PR trên báo chí, mua backlink…

Bộ từ khóa mang tới cho doanh nghiệp giải pháp SEO phù hợp. Còn nguồn lực mang tới một ngân sách SEO phù hợp. Đây là 2 yếu tố quan trọng bậc nhất và ảnh hưởng tương tác lẫn nhau. Khi bạn đưa ra được bộ từ khóa, chúng ta mới tính toán được nguồn lực cần thiết để có cách tính ngân sách dự án SEO.

Và dĩ nhiên đây mới chỉ là 2 yếu tố chính, để tính toán được nguồn lực sẽ trải qua một quá trình không hề đơn giản như sau.

Bước 1: Nghiên cứu & Phân tích

Sẽ có 3 hạng mục mà chúng ta cần phân tích chính:

  • Kiểm tra thực trạng của website hiện tại: Dữ liệu này sẽ cho chúng ta biết website hiện đang có kết quả gì không, có traffic hay từ khóa nào lên TOP không.
  • Phân tích thực trạng website dựa trên Onsite – Content – Offpage: Dữ liệu sẽ cho chúng ta biết được thực trạng website đang như thế nào. Một website mới sẽ có chiến lược SEO hoàn toàn khác với một webs 2 năm, và càng khác với một website 5 năm,……
  • Phân tích đối thủ: SEO là cuộc chiến cao thấp với nhau, nếu mình muốn lên TOP chắc chắn phải có đối thủ rớt TOP. Vậy hiểu được đối thù, hiểu nguồn lực đối thủ bỏ ra sẽ giúp mình có dữ liệu tốt hơn để lên phương án SEO phù hợp.

Một phương án SEO phù hợp PHẢI bắt nguồn từ dữ liệu nghiên cứu khoa học. Nếu không, tất cả phương án đều có sự chính xác thấp và hoàn toàn là may rủi

Bước 2: Đề xuất Phương án & Chiến lược

Sau khi có đủ dữ liệu nghiên cứu, Agency cần bắt đầu đề xuất phương án SEO phù hợp cho doanh nghiệp.

Lưu ý: Bước này chỉ thành công nếu phân tích đủ sâu, dữ liệu phân tích có độ chính xác cao.

Agency cần đề xuất 4 phương án chi tiết cho doanh nghiệp cần SEO:

  • Từ khóa SEO chính đề xuất.
  • Phương án tối ưu website (Onsite)
  • Chiến lược sáng tạo nội dung *(Content)
  • Chiến lược quảng bá – pr (Offpage)

Từ khóa SEO là yếu tố quan trọng nhất, bởi vì chiến lược phụ thuộc rất nhiều vào bộ từ khóa.

Content – Onsite – Offpage là bộ 3 chân kiềng của SEO và là 3 hạng mục không thể thiếu cho bất kỳ dự án nào. Phương án SEO dựa trên 3 chân kiềng này cần phải phù hợp với nguồn lực doanh nghiệp, kế hoạch kinh doanh và phù hợp với tính chất của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Sẽ chẳng có chiến lược nào tốt mà không có dữ liệu nghiên cứu, vì thế bước 1 phải hết sức cẩn thận và tỉ mỉ.

Bước 3: Tính toán thời gian thực thi dự án

Chiến lược và phương án ở bước 2 chỉ dừng lại ở mức tổng quan. Sau đó chúng ta cần cụ thể hóa chiến lược bằng timeline chi tiết qua từng công việc trong tháng và qua từng giai đoạn.

Bước 4: Tính toán nguồn lực

Một dự án SEO trung bình sẽ kéo dài từ 6-12 tháng (tùy theo độ khó của từng dự án). Với tính chất dài hạn như thế, cần hoạch định nguồn lực ngay từ ban đầu. Như vậy khi triển khai dự án sẽ dễ dàng quản trị hơn. Và quan trọng hơn hết cho chính doanh nghiệp, đây chính là phần sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu cách tính ngân sách dự án SEO sẽ phải chi trả như thế nào.

Tổng kết: Quy trình tính toán ngân sách dự án SEO sẽ trải qua đủ 4 bước trên. Chỉ thực hiện được những bước sau nếu bước trước đó được hoàn thành tỉ mỉ. Nếu tính ngân sách không dựa trên dữ liệu nghiên cứu và nguồn lực từ chiến lược, độ chính xác của ngân sách là HOÀN TOÀN RẤT THẤP.

Cách tính ngân sách dự án SEO
Quy trình tính toán ngân sách dự án SEO. Ảnh: SEODO

2. Tính toán nguồn lực cho dự án SEO

Dựa vào các nghiên cứu và phân tích, chúng ta sẽ tính toán nguồn lực cần thiết cho dự án SEO. Dựa vào thông tin nguồn lực sẽ tính được ngân sách một dự án SEO cần có là bao nhiêu.

Nguồn lực để đẩy và duy trì một dự án SEO bao gồm:

  • Nguồn lực về khối lượng công việc: Nguồn lực này thiên về số lượng như số lượng Content, số lượng backlink,………
  • Nguồn lực về công cụ. SEO cần nhiều công cụ trả phí mang thiên hướng phân tích, hỗ trợ quá trình SEO có đủ dữ liệu để dễ dàng thực thi
  • Nguồn lực nhân sự chuyên viên SEO: Những công việc thực thi chính trong dự án
  • Nguồn lực quản lý dự án SEO
  • Nguồn lực dự phòng.

2.1 Nguồn lực về khối lượng công việc

Đây là những công việc có thể tính toán được ngân sách dựa trên khối lượng công việc như Content, mua Backlink, Mua Google Map. Đây cũng là nguồn lực có ngân sách dễ tính toán và rõ ràng nhất. Các công việc này hoàn toàn có thể được Outsource ra một đơn vị thứ 3 thực thi.

Ví dụ:

  • Chi phí viết nội dung trên thị trường giao động khoảng 100.000đ ~ 200.000đ / bài viết chất lượng.
  • Chi phí mua bài PR – Booking báo, tạp chí khoảng 5.000.000đ ~ 15.000.000đ / bài.
  • Chi phí mua bài Guestpost khoảng 300.000đ ~ 600.000đ / bài.
  • Khai báo và tối ưu Google Map giá dao động là 800.000đ – 1.200.000đ / Map.

Ngoài ra còn một số hạng mục nữa như Social Entity, xây dựng hệ thống vệ tinh… Dĩ nhiên những hạng mục này tùy vào chiến lược dự án. Có dự án cần, có dự án lại không nhất thiết phải cần làm.

Thông thường, nguồn lực về khối lượng công việc chiếm 15-20% tổng ngân sách dự án.

2.2 Nguồn lực về công cụ

Công cụ hỗ trợ là một phần không thể thiếu khi triển khai các dự án SEO Website. Có thể kể đến một số công cụ trả phí và chức năng của nó:

  • Ahref: Công cụ phân tích dữ liệu traffic và backlink của mọi website.
  • SEO Powersuite: Bộ công cụ hỗ trợ check lỗi website nổi tiếng trên thế giới.
  • Screaming Frog SEO Spider: Công cụ hỗ trợ tối ưu OnPage.
  • Lar Index: Công cụ giúp website nhanh được Google lập chỉ mục
  • Serprobot: Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa, tự động cập nhật thứ hạng từ khóa hàng ngày.

Và dĩ nhiên là tùy thuộc chiến lược từng dự án để có kế hoạch sử dụng công cụ nào phù hợp, tránh việc mua nhiều sẽ bị lãng phí nguồn lực.

Các công cụ hỗ trợ SEO nổi bật được giới thiệu trên đây đến 90% do nước ngoài cung cấp, chất lượng tốt, uy tín nên giá không hề rẻ. Nguồn lực về công cụ sẽ chiếm 5-8% ngân sách dự án.

2.3 Nguồn lực nhân sự chuyên viên SEO

Ngân sách phục vụ cho nhân sự của Agency trực tiếp thực thi dự án. Những nhân sự đòi hỏi được trang bị kiến thức chuyên môn tốt về SEO và Marketing. Đây là nguồn lực có sự ảnh hưởng lớn nhất cho chất lượng của bất kì dự án SEO nào.

Các công việc quan trọng thuộc nguồn lực thực thi tối ưu bao gồm:

  • Lên bộ kế hoạch SEO (5%)
  • Tối ưu onsite để website chuẩn SEO và tốt cho người dùng (10%)
  • Tối ưu cấu trúc cho website (15%)
  • Thực thi các công việc Onpage (10%)
  • Cài đặt đo lường và tối ưu hành vi người dùng (5%)
  • Kiểm tra và tối ưu hệ thống content (30%)
  • Kiểm tra và tối ưu hệ thống Offpage (15%)
  • Kiểm tra và tối ưu hệ thống Technical cho website (10%)

Lưu ý: Số % bên cạnh là số % thời gian thông thường cần bỏ ra cho mỗi dự án. Tuy nhiên số % này sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào chiến lược từng dự án.

Ngân sách thực thi tối ưu SEO chiếm 45-50% tổng ngân sách dự án.

2.4 Nguồn lực quản lý dự án SEO

Mỗi dự án SEO, hệ thống công việc và nhân sự tỷ lệ thuận với mức độ cạnh tranh của dự án. Vậy để nhân sự và hệ thống công việc đi đúng chiến lược cũng như có sự linh hoạt cao, và cuối cùng là tạo ra hiệu quả thực tế, quản trị dự án luôn là bài toán không dễ dàng với các Agency.

Phần ngân sách này sẽ thiên về quản lý bao gồm quản lý nhân sự và quản trị dự án.

Quản lý nhân sự

Mỗi dự án SEO, sẽ có những nhân sự chịu trách nhiệm cho từng chuyên môn khác nhau. Có bạn sẽ chuyên content, bạn chuyên kỹ thuật SEO,… Để cả team phối hợp lại tốt với nhau, các công việc tạo ra được hiệu quả chung, sẽ phải được quản lý bởi SEO Leader, trưởng phòng SEO, hay Giám đốc kỹ thuật… là những người có chuyên môn rất cao.

Dự án SEO mức độ cạnh tranh càng cao, khối lượng công việc cùng số lượng nhân sự đông, công việc quản lý nhân sự sẽ càng phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn. Nói tóm gọn, nguồn lực quản lý nhân sự là ngân sách dành cho ban quản lý cấp cao thiên về quản lý con người, để cả team làm việc tốt, đoàn kết, phối hợp nhau tốt để cùng cố gắng đạt mục tiêu chung.

Quản lý dự án

Nếu như quản lý nhân sự thiên về con người, quản lý dự án thiên về quản lý chiến lược và kỹ thuật dự án. Như chúng ta đã biết, nếu chỉ có chiến lược thì chắc chắn dự án sẽ không thể thành công. Một chiến lược ban đầu đúng đắn sẽ đạt hiệu quả tối đa nếu quá trình SEO được quản lý tốt.

SEO Leader, trưởng phòng SEO, hay Giám đốc kỹ thuật là người trực tiếp theo dõi, triển khai, đảm bảo dự án đi đúng chiến lược, là người chịu trách nhiệm chính cho kết quả công việc. Dự án càng cạnh tranh, nhân sự càng đông, công việc trở nên phức tạp, nguồn lực quản lý sẽ trở nên nhiều hơn.

Ngân sách nguồn lực quản lý nhân sự và dự án sẽ chiếm 20-25% tổng ngân sách.

2.5 Nguồn lực dự phòng

Chắc chắn không có dự án SEO nào tỷ lệ thành công là 100%. Sự thật khi triển khai SEO Website luôn luôn có những rủi ro tiềm tàng. Có nhiều lý do khiến cho dự án SEO không đạt mục tiêu:

  • Bước nghiên cứu chưa chính xác. Có một số ngành đặc thù ít thông tin, ít dữ liệu người dùng, sẽ khiến việc nghiên cứu ban đầu có sự chính xác không cao.
  • Số lượng công việc quá nhiều, quá trình kiểm tra chất lượng có thiếu sót khiến cho chất lượng công việc không như mong muốn.
  • Trong quá trình thực thi, các đối thủ cùng đang làm SEO. Từ đó chiến lược ban đầu mình đề ra sẽ có sai số.
  • Ước tính khối lượng công việc có sự sai lệch so với kết quả mong muốn.
  • Google update trọng số, khiến các trọng số ảnh hưởng đến kết quả SEO có sự biến thiên.
  • Đối thủ chơi xấu (mấy ngành cạnh tranh rất hay gặp như Bất động sản, Dược phẩm Y tế)

Chính vì những nguyên nhân trên, mỗi dự án SEO bắt buộc phải có kế hoạch dự phòng. Từ đó sẽ sử dụng tất cả mọi nguồn lực trên nhưng với ngân sách có thể ít hơn chiến lược ban đầu. Nhờ có nguồn lực dự phòng sẽ giảm khả năng rủi ro. Tỷ lệ thành công dự án sẽ tăng lên đáng kể.

Ngân sách nguồn lực cho nguồn lực dự phòng luôn chiếm 10% tổng ngân sách dự án.

Cách tính ngân sách dự án SEO

Dựa vào thông tin xây dựng quy trình và nguồn lực trên đây, chắc hẳn các bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về cách tính ngân sách dự án SEO. Bài viết là chia sẻ dưới góc nhìn của một SEO Agency lâu năm. Nếu mọi người có quan điểm khác, hãy bình luận dưới bài viết để chúng ta cùng trao đổi kiến thức.

Nội dung được tổng hợp từ chia sẻ của Doãn Kiên SEODO

5/5 - (1 bình chọn)